Trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh, việc đánh giá năng lực của nhân viên là một yếu tố then chốt để đảm bảo rằng tổ chức hoạt động hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu thay đổi của thị trường. Mô hình ASK đã trở thành một công cụ quan trọng để đánh giá năng lực nhân viên một cách chi tiết, cụ thể và hiệu quả. Bài viết này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về cách đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK để có thể áp dụng vào doanh nghiệp dễ dàng nhất. 

Mô hình ASK đánh giá năng lực nhân viên

Mô hình ASK đánh giá năng lực nhân viên

1. Lợi ích khi doanh nghiệp đánh giá năng lực của nhân viên theo mô hình ASK

Đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK (Attitude – Skill – Knowledge) là một phương pháp đánh giá thái độ, kỹ năng và kiến thức của nhân viên dựa trên các tiêu chí cụ thể. Mục tiêu của việc đánh giá năng lực theo mô hình ASK là xác định những điểm mạnh và yếu của nhân viên, từ đó giúp họ phát triển và hoàn thiện năng lực của mình. Cụ thể thì việc đánh giá nhân viên theo mô hình ASK sẽ mang lại những lợi ích sau:

1.1. Xác định được nhu cầu đào tạo

Đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK giúp xác định được lĩnh vực mà nhân viên cần đào tạo hoặc phát triển. Điều này giúp tổ chức tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong việc đào tạo hiệu quả.

1.2. Xây dựng được lộ trình phát triển cá nhân

Mô hình ASK cũng là phương pháp hữu hiệu giúp nhân viên thấu hiểu chính mình. Khi họ biết được nơi họ đứng và nơi họ muốn đến – những điều họ muốn đạt được thì họ có thể xây dựng cho mình lộ trình phát triển cụ thể. Điều này tạo động lực phát triển và mục tiêu tương lai cho đội ngũ nhân viên. 

1.3. Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của doanh nghiệp

Đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc hiệu quả. Lý do bởi khi đã xác định được năng lực của từng người thì doanh nghiệp sẽ phân bổ nhiệm vụ và dự án phù hợp dựa trên khả năng của từng người. 

1.4. Thúc đẩy tinh thần đoàn kết

Việc đánh giá theo mô hình ASK là rất minh bạch và công bằng. Điều này giúp doanh nghiệp công khai, rõ ràng trong mọi hoạt động điều chuyển hoặc khen thưởng nhân sự, từ đó khuyến khích tinh thần cống hiến và đoàn kết trong tổ chức.

1.5. Xây dựng nền tảng phát triển bền vững

Việc liên tục đánh giá và phát triển năng lực nhân viên giúp tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của tổ chức trong tương lai. Một tổ chức cần luôn luôn vận động và phát triển theo xu hướng phát triển của thị trường để ngày một thành công hơn. 

Đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK là xác định những điểm mạnh và yếu của nhân viên, từ đó giúp họ phát triển và hoàn thiện năng lực của mình.

Đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK là xác định những điểm mạnh và yếu của nhân viên, từ đó giúp họ phát triển và hoàn thiện năng lực của mình.

2. Quy trình đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK

Để có thể đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK thì doanh nghiệp cần thực hiện theo một quy trình cụ thể, thống nhất để quá trình đánh giá đạt hiệu quả. 

2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu của lần đánh giá nhân viên này nhằm mục đích gì. Từ đó xác định các tiêu chuẩn đánh giá dựa trên công việc cụ thể và kiến thức cần thiết cho từng vai trò trong tổ chức.

2.2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá

Áp dụng đánh giá dựa theo mô hình ASK nhưng doanh nghiệp có thể triển khai nhiều phương pháp đánh giá sao cho phù hợp, bao gồm việc chọn bài kiểm tra, thực hiện các bài tập, câu hỏi hoặc các phương pháp khác.

2.3. Bước 3: Xây dựng bộ tài liệu đánh giá

Doanh nghiệp cần xây dựng các tài liệu đánh giá dựa trên tiêu chuẩn và mục tiêu đã xác định. Hãy đảm bảo rằng tài liệu đánh giá này được xây dựng một cách rõ ràng và có tính minh bạch.

2.4. Bước 4: Nhân viên thực hiện đánh giá

Hướng dẫn nhân viên tham gia vào quá trình đánh giá. Đặc biệt, cần đảm bảo rằng họ hiểu rõ mục tiêu, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá doanh nghiệp đưa ra. 

2.5. Bước 5: Thu thập các dữ liệu đánh giá và phân tích kết quả

Sau khi nhân viên làm bài kiểm tra, thu thập dữ liệu đánh giá từ các bài kiểm tra, bài tập hoặc câu hỏi theo tiêu chuẩn đã xác định. Tiếp đó, phân tích kết quả đánh giá để xác định điểm mạnh và yếu của nhân viên trong từng khía cạnh. Điều này giúp xác định nhu cầu đào tạo hoặc phát triển cá nhân cụ thể.

Theo mô hình ASK, doanh nghiệp có thể đánh giá theo các mức độ cho từng yếu tố. Với yếu tố Attitude (Thái độ) có 5 mức độ đánh giá:

  • Completely focus – Hoàn toàn tập trung: Nhân viên tập trung, nghiêm túc tiếp nhận quá trình đào tạo và rất sẵn sàng để tìm hiểu cũng như mở rộng vùng kiến thức của mình.
  • Determined – Quyết tâm: Nhân viên dành nhiều thời gian để học hỏi, cải thiện kỹ năng nhằm mục đích tiến bộ thật nhanh.
  • Interested – Quan tâm: Nhân viên cố gắng cải thiện các kỹ năng và kiến thức của bản thân.
  • Casual – Bình thường: Nhân viên dành ít thời gian và không chú trọng vào việc học hỏi.
  • Uninterested – Không quan tâm: Nhân viên có nhiều dấu hiệu không quan tâm và không phù hợp với quá trình đào tạo. 

Với yếu tố Skill (Kỹ năng) có 5 mức độ đánh giá:

  • Highly skilled – Kỹ năng cao: Nhân viên thể hiện các kỹ năng gần như hoàn hảo và không sai sót.
  • Proficient – Thành thạo: Nhân viên thực hiện công việc một cách trôi chảy, dễ dàng.
  • Practised – Thực hành: Nhân viên tiếp cận công việc nhanh, ứng dụng các kiến thức đã học vào thực hành công việc.
  • Developing – Phát triển: Nhân viên bắt đầu tiếp cận, học hỏi và phát triển thêm các kỹ năng.
  • Beginner – Bắt đầu: Giai đoạn đầu tiên hay còn gọi là nhập môn. 

Với yếu tố Knowledge (Kiến thức) có 5 mức độ đánh giá:

  • A thorough understanding – Thấu đáo: Nhân viên hiểu và nắm được tốt toàn bộ nội dung đào tạo.
  • A good understanding – Hiểu biết tốt: Nhân viên có cái nhìn toàn diện về nội dung đào tạo và trả lời tốt các câu hỏi của người hướng dẫn.
  • Basic understanding – Hiểu cơ bản: Trả lời được câu hỏi tại sao, khi nào, như thế nào nhưng ở mức cơ bản nhất.
  • One or two ideas – Đưa ra một hoặc hai ý tưởng: Nhân viên chỉ nắm được chút kiến thức nhưng không giải quyết được vấn đề.
  • No knowledge – Không kiến thức: Nhân viên hoàn toàn không có kiến thức về mảng công việc. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chấp nhận đào tạo từ đầu hoặc loại bỏ nhân viên. 

2.6. Bước 6: Xây dựng kế hoạch phát triển

Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng kế hoạch phát triển cho nhân viên. Kế hoạch này có thể bao gồm đào tạo, mentorship hoặc phân công các dự án phù hợp.

2.7. Bước 7: Đánh giá lại theo chu kỳ cố định

Thiết lập một lịch trình để đánh giá lại năng lực nhân viên theo mô hình ASK. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên phát triển liên tục và tổ chức hoạt động hiệu quả.

Quy trình 7 bước đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK

Quy trình 7 bước đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK

3. Lời kết

Đánh giá năng lực nhân viên theo mô hình ASK là một quá trình quan trọng giúp tổ chức xác định nhu cầu đào tạo và phát triển cá nhân, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt. Đây là công cụ quan trọng để đảm bảo sự phát triển liên tục và đáp ứng các thách thức thị trường.