Hiện nay tại nhiều cấp bậc, việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến đang được khuyến khích sử dụng rất nhiều trong các tiết học. Đặc biệt là phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, một trong những phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh. 

Bằng cách áp dụng các phương pháp này, giáo viên có thể giúp học sinh phát triển khả năng tư duy logic, sáng tạo và xây dựng lòng tự tin trong việc đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. Vậy quy trình thực hiện phương pháp này là gì, hãy cùng Be Flowers tìm hiểu ngay nhé!

Khái niệm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy giải quyết vấn đề là một phương pháp giảng dạy tập trung vào việc phát triển kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh

1. Tìm hiểu khái niệm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp giảng dạy tập trung vào việc phát triển kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh. Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức thông qua các bài giảng hàn lâm, thì phương pháp này khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, phân tích và giải quyết các vấn đề. 

Bản chất của phương pháp này là giáo viên đóng vai trò như người đưa ra các tình huống có vấn đề, còn học sinh sẽ là người tiếp nhận vấn đề cũng như tự giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. Qua đó giúp các em tiếp thu kiến thức và tự mình rèn luyện các kỹ năng cần thiết để có được các kết quả học tập cao nhất.

Cụ thể, các tình huống có vấn đề được hình thành dựa trên sự mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết nhằm khuyến khích người học tham gia giải quyết, tìm tòi. Bên cạnh đó, mâu thuẫn này cũng phải phù hợp với trình độ và khả năng hiểu biết của người học mới giải quyết được triệt để vấn đề và tạo ra sự thoải mái khi giải quyết vấn đề.

2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có ưu và nhược điểm gì?

2.1. Ưu điểm

  • Học sinh sẽ lĩnh hội được nhiều tri thức, phát triển năng lực tư duy logic, phân tích, đánh giá thông qua giải quyết những vấn đề do giáo viên đưa ra.
  • Mục đích dạy được cụ thể hóa thành mục đích giúp các em có năng lực để giải quyết vấn đề – một trong những kỹ năng cần có trong thời đại này thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
  • Học sinh giải quyết vấn đề dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm, qua đó giúp rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, khả năng phân tích, tìm hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
  • Thông qua phương pháp này, học sinh còn có khả năng làm việc độc lập, hợp tác theo nhóm, tìm hiểu và trao đổi hay thảo luận với các bạn cùng nhóm để đưa ra hướng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất

2.2. Hạn chế

Phương pháp học này đòi hỏi người giảng dạy cần dành nhiều thời gian thấu học tập, tìm hiểu phương pháp, cũng như năng lực sư phạm tốt thì mới giải quyết được các vấn đề tốt trong bài giảng có hiệu quả thực sự cho người học.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có ưu và nhược điểm gì

Giáo viên đóng vai trò như người đưa ra các tình huống có vấn đề, còn học sinh sẽ là người tiếp nhận vấn đề cũng như tự giải quyết.

3. Quy trình 4 bước thực hiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

3.1. Bước 1: Xác định và phân tích vấn đề

Nhiệm vụ của bước đầu tiên là xác định vấn đề thông qua tình huống đã đặt ra. Tiếp theo đến là phân tích tình huống, xác thực tình huống nhằm làm rõ nhất vấn đề đặt ra.  Trong quá trình phân tích vấn đề cần phân tích kỹ lưỡng để tìm ra mối liên quan của cái cần tìm cùng với cái đã biết. Để làm tốt việc phân tích, cần dựa trên kiến thức đã biết hoặc kiến thức có liên quan.

3.2. Bước 2: Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề

Tại bước này, giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh lựa chọn các phương án, đồng thời kiểm tra tính chính xác của giải pháp. Giải pháp giải quyết vấn đề có thể phù hợp, có thể không. Nếu chưa phù hợp thì người giáo viên sẽ điều hướng các em học sinh quay lại bước phân tích cho đến khi có hướng giải quyết phù hợp nhất. Các giải pháp một khi đã tìm thấy sẽ tiến hành tìm kiếm thêm các giải pháp thay thế và từ đó đối chiếu nhằm chọn ra hướng tốt nhất.

3.3. Bước 3. Trình bày lại giải pháp cho vấn đề

Mỗi học sinh sẽ phải thảo luận, trình bày hoặc tóm tắt lại nội dung vấn đề sau đó là nêu ra các giải pháp.

3.4. Bước 4: Tìm hiểu sâu về giải pháp

Tìm hiểu khả năng vận dụng hiệu quả của vấn đề đối với từng tình huống cụ thể. Theo đó, đề xuất vấn đề mới có liên quan đến việc lật ngược lại vấn đề cũ.

Quy trình 4 bước thực hiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Quy trình 4 bước thực hiện phương pháp dạy giải quyết vấn đề

4. Kết luận

Qua những chia sẻ của Be Flowers về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở trên, hy vọng giáo viên  cùng các bậc cha mẹ có thể nắm bắt và áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả. Từ đó, học sinh được phát huy tinh thần tích cực, chủ động và tự tin để có được hành trang tốt nhất để phát triển bản thân và đạt được những thành tự tốt nhất trong tương lai.