Các phương pháp dạy học phát triển năng lực đã được rất nhiều thầy cô áp dụng. Giúp học sinh phát huy tối đa khả năng của bản thân. Mô hình này hướng đến việc giúp học sinh phát huy tính tích cực. Và chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện. Hãy cùng Be Flowers tìm hiểu chi tiết các phương pháp này nhé!
1. Phương pháp dạy học phát triển năng lực là gì?
Các phương pháp dạy học phát triển năng lực đang là những phương thức dạy học xu hướng và trở nên quan trọng trong nền giáo dục hiện nay. Đối với phương pháp này, nhà trường và thầy cô đặt mục tiêu tạo ra một môi trường học tập chủ động, tương tác. Từ đó, khuyến khích học sinh vận dụng các kỹ năng, kiến thức vào các tình huống thực tế trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, các giáo viên trong trường sẽ có vai trò như người hướng dẫn, bạn đồng hành cùng học sinh trong quá trình học hỏi, khám phá và xây dựng kiến thức mới.
2. Lợi ích của việc dạy học phát triển năng lực
Với các phương pháp dạy học phát triển năng lực sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh trong quá trình học tập và tìm tòi, cụ thể:
- Phương pháp này hoàn toàn áp dụng được với tất cả học sinh ở mọi trình độ và cấp học.
- Tạo nên sự đồng đều và công bằng cho mọi học sinh.
- Giáo viên và học sinh sẽ có kết nối mạnh mẽ và tích cực, thúc đẩy sự năng nổ của các em trong học tập.
- Học sinh được trau dồi các kỹ năng và kinh nghiệm thực tế qua từng ngày.
- Tiềm năng của học sinh sẽ được thúc đẩy tối đa. Giúp trẻ phát huy tiềm năng, năng khiếu cũng như điểm nổi trội của bản thân ở mọi lĩnh vực.
3. So sánh phương pháp học truyền thống và dạy học phát triển năng lực
Tiêu chí so sánh | Dạy học truyền thống | Dạy học phát triển năng lực |
Mục tiêu dạy học | Sách giáo khoa sẽ là nguồn kiến thức chủ yếu.
Đầu tư và chú trọng vào thành tích thay vì năng lực của trẻ. Luôn mong muốn cung cấp kiến thức cho trẻ về mặt lý thuyết hơn là thực hành. |
Nguồn kiến thức đến từ sự tìm tòi, tự học của học sinh thông qua nhiều nguồn tài liệu, sách tham khảo.
Chú trọng nhiều vào vào khả năng hơn thành tích Có định hướng tới làm việc và giải quyết vấn đề trong thực tế |
Nội dung dạy học | Nội dung dạy học chỉ theo một chiều thông qua sách giáo khoa.
Học sinh có đủ kiến thức nhưng lại không có khả năng áp dụng vào đời sống thực tế |
Nội dung luôn đi kèm với các xu hướng thực tế.
Nội dung theo hai chiều, vừa có độ sâu và trình tự dự án vừa là mô hình học tập đáp ứng năng lực hiện tại của học sinh Học sinh sẽ được áp dụng những kiến thức vào thực tế |
Phương pháp dạy học | Giáo viên là trung tâm trong suốt quá trình dạy
Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động Giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình cho mọi bài giảng |
Học sinh luôn là trung tâm
Học sinh được thúc đẩy để tự tìm tòi nghiên cứu dự án Giáo viên quan tâm đến phương pháp dạy học như thực hành, trải nghiệm, tự học,… |
Hình thức dạy học | Hầu như ưu tiên về lý thuyết cho quy mô toàn lớp | Chú trọng về thực hành theo nhóm hoặc dự án cá nhân |
Đánh giá kết quả học tập | Dựa trên khả năng thuộc bài của học sinh qua mỗi bài giảng
Đánh giá theo định kỳ |
Dựa trên khả năng vận dụng của trẻ vào bài học thực tế
Đánh giá học sinh theo mọi thời điểm |
Sản phẩm của dạy học | Học sinh có xu hướng thụ động và ít có khả năng tư duy phản biện và sáng tạo | Học sinh sẽ chủ động hơn kết hợp với sự tự tin và hoàn toàn có tư duy phản biện và sáng tạo |
4. Các phương pháp dạy học phát triển năng lực
Để học sinh được phát huy khả năng và tinh thần học hỏi một cách tối đa. Trẻ cần được va chạm với các phương pháp dạy học phát triển năng lực sau đây:
4.1. Phương pháp vấn đáp
Phương pháp vấn đáp là hình thức mà các giáo viên sẽ kiểm tra học sinh sau khi tiếp thu những kiến thức trong quá trình học tập. Điều này thay cho việc kiểm tra trên giấy như cách học thông thường.
Với phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi rõ ràng theo 2 nhóm: câu hỏi chốt, câu hỏi khái quát và câu hỏi mở rộng, câu hỏi bổ sung.
4.2. Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần có và vô cùng quan trọng trong việc phát triển tư duy của con người. Do đó, mục đích của phương pháp này là giúp học sinh rèn luyện được năng lực của bản thân. Và đưa ra những giải pháp nhanh, hợp lý.
4.3. Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học chia lớp học thành các nhóm nhỏ. Sau đó tiến hành thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian đã cho. Kết quả của bài nhóm sẽ được thầy cô và các bạn khác đánh giá khi trình bày trước lớp.
Ưu điểm của phương pháp dạy học theo nhóm:
- Nâng cao tính trách nhiệm và tự giác của học sinh.
- Tăng khả năng giao tiếp tốt trước một nhóm người.
- Làm tăng sự tự tin và tính chủ động của học sinh.
4.4. Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp dạy học theo dự án là phương pháp mà học sinh có thể tự thực hiện được nhiệm vụ của mình và tạo nên sản phẩm ngay trên lớp.
Tiến trình của phương pháp dạy học theo dự án:
- Xác định được vấn đề và mục đích của dự án muốn triển khai
- Xây dựng các bước để bắt đầu tiến hành dự án
- Thực hiện dự án theo như kế hoạch
- Trình bày nội dung của dự án trước lớp
- Đánh giá chất lượng và tính khả thi của dự án
4.5. Phương pháp đóng vai
Với phương pháp đóng vai này nhằm để học sinh tự đóng vai trong các tình huống hay câu chuyện dựa trên thực tế. Từ đó giúp các bạn tự nhận thức và áp dụng kiến thức đã được học.
4.6. Phương pháp khám phá
Phương pháp khám phá được áp dụng nhiều trong môi trường đại học và cao đẳng. Yêu cầu của phương pháp này là các bạn phải biết sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin để tìm kiếm thông tin bài học và tự học tập.
5. Điều kiện để tiến hành phương pháp dạy học phát triển năng lực
Để có thể thực hiện các phương pháp dạy học phát triển năng lực. Thầy cô giáo cần trải qua quá trình đào tạo chuyên môn. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều trường học chưa tiến hành được việc đào tạo thường xuyên. Thay vào đó, giáo viên có thể chủ động tham khảo các tài liệu, hội nhóm hoặc tham gia các khóa học online để nâng cao năng lực của bản thân.
Khi thầy cô có sự thay đổi về mặt tư duy, kỹ năng. Thầy cô chính là những người truyền cảm hứng, truyền động lực cho học sinh. Các em sẽ hứng thú với việc học tập hơn. Dù là học sinh yếu, kém trước tới nay hay có kỷ luật không tốt, Be Flowers tin tưởng rằng các em sẽ có sự thay đổi tích cực.
Các giáo viên tham gia vào việc dạy học phải là người có kiến thức thật tốt và đã từng trải qua quá trình đào tạo chuyên môn. Học sinh cần có những phẩm chất đạo đức tốt để có thể thích nghi được các phương pháp dạy học phát triển năng lực.
Bài viết vừa rồi là những thông tin hữu ích về các phương pháp dạy học phát triển năng lực mà Be Flowers muốn truyền tải đến các bạn. Hy vọng những phương pháp này sẽ giúp cho các em học sinh thay đổi tư duy và rèn luyện được kỹ năng một cách tốt nhất.